Giám định máy móc thiết bị ? Cần cho ai ? Có lợi ích gì ? Mấy năm trước, nhà máy xi măng B nhập khẩu 6 roller lò nung cho dây chuyền sản xuất xi măng. Khi về đến cảng, hàng có tình trạng bình thường, sau đó được vận chuyển đến chân công trình. Khoảng 3 tháng sau, khi chuẩn bị đưa vào lắp đặt, thì phát hiện thấy 3 trong số 6 roller có dấu hiệu bị gỉ, rỗ, xuất hiện khuyết tật trên bề mặt. Trước tình hình đó nhà đầu tư hết sức lo lắng… Tuy nhiên, vấn đề đã nhanh chóng được làm sáng tỏ sau khi có sự tham gia của các giám định viên về máy móc thiết bị của chúng tôi.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, lượng máy móc, thiết bị được nhập khẩu vào nước ta để phục vụ cho các dự án đầu tư, chuyển đổi công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị Nhà nước hàng năm là rất lớn và có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU hoặc ASEAN.
Mối quan tâm lớn của các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư và người sử dụng cuối cùng là máy móc, thiết bị nhập về phải phù hợp với Hợp đồng thương mại về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ, tính đồng bộ…Do đó việc kiểm tra/ giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán, người sử dụng cũng như các bên liên quan (ví dụ như Nhà thầu, người vận tải, Công ty bảo hiểm ) khi giải quyết các tranh chấp thương mại xẩy ra. Ngoài ra, các cơ quan quản lý của Nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác, khách quan để phục vụ các mục đích quản lý như: áp thuế, thông quan xuất nhập khẩu, thanh lý quyết toán các công trình đầu tư, chống gian lận thương mại…Việc sử dụng dịch vụ giám định của một tổ chức giám định độc lập, trung lập sẽ giúp các nhà nhập khẩu/ đầu tư , các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết hiệu quả những vấn đề nêu trên.
Giám định máy móc, thiết bị là sử dụng những phương pháp nghiệp vụ và các trang thiết bị đo lường chuyên dùng để xác định sự phù hợp hay không phù hợp của máy móc, thiết bị được kiểm tra so với chứng từ nhập khẩu như Phiếu đóng gói (P/L), Hóa đơn (Invoice) hoặc Hợp đồng cung cấp thiết bị, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, chế tạo. Đây là một lĩnh vực giám định rộng lớn, với các loại hình giám định đa dạng như :
- Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa.
- Giám định chủng loại.
- Giám định xuất xứ hàng hóa.
- Giám định tính đồng bộ.
- Giám định tính chuyên dùng, phạm vi sử dụng.
- Giám định tổn thất.
- Thẩm định giá máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu, góp vốn kinh doanh bằng máy móc thiết bị, hoạt động cầm cố/ cho vay.
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng một lô hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu, phát hiện kịp thời sự thiếu hụt, hư hỏng, sai lệch hoặc tổn thất của hàng hóa, công việc giám định nên tiến hành bắt đầu ngay tại bến đi, trên tầu/ phương tiện vận chuyển, cảng, cửa khẩu, trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ cho đến tận nhà máy/ công trình/ nơi tập kết hàng hóa. Khách hàng nên lưu ý, tùy thuộc vào loại máy móc thiết bị và mục đích giám định mà xác định loại hình kiểm tra nào cho phù hợp và thuận lợi nhất tại từng địa điểm tập kết hàng hóa như đã nêu trên. Ví dụ: Đối với máy móc, thiết bị lẻ nhập khẩu, tốt nhất nên tiến hành giám định ngay tại cửa khẩu khi bao bì còn nguyên vẹn để xác định số lượng, chủng loại, tình trạng, xuất xứ, làm căn cứ để chủ hàng quy trách nhiệm cho bên bán hoặc đơn vị vận chuyển nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hoặc bị tổn thất.
Tuy nhiên, với các dây chuyền thiết bị nhập khẩu, do số lượng lô hàng thường rất lớn nên ngay tại cửa khẩu có thể bước đầu giám định số lượng, tình trạng kiện, sau đó tại nhà máy/ “ chân “công trình sẽ tiếp tục giám định số lượng chi tiết, chủng loại, tình trạng hàng hoá và các hạng mục còn lại như xuất xứ, chất lượng, tính đồng bộ,... Đối với lô hàng cần giám định phục vụ quản lý Nhà nước thì cần tiến hành giám định ngay tại cửa khẩu, có sự chứng kiến của các bên liên quan để đảm bảo tính khách quan.
Cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và ISO/IEC 17020, ISO 17025 và trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định công nghệ (No.01-ĐKGĐ ngày 26/12/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư T.P Hà nội cấp ) chúng tôi đã và đang nỗ lực cung cấp những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.