Vì sao phải thẩm định giá tài sản?

Vì sao phải thẩm định giá tài sản?

Ngày đăng: 18/10/2016
Tại sao phải thẩm định giá tài sản?

Có nhiều khách hàng đặt câu hỏi “Tại sao lại phải thẩm định giá và được quy định tại văn bản nào?” Công ty CP Thẩm định giá và Giám định Việt Nam xin được trả lời như sau:

Theo Điều 15 Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá quy định tài sản NN phải thẩm định giá gồm:

“1.  Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: 
a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
2. Tài sản của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:
a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
b) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
d) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá.
4. Tài sản của NN phải thẩm định giá quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá; việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.”
 
* Ngoài ra tại mục V phần B thông tư 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá có quy định:

“1.1.Tài sản của Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 có giá trị theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ  quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá nếu không qua đấu thầu, Hội đồng xác định giá thì phải thẩm định giá.
1.2.Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách địa phương ngoàiquy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Mục V phần B Thông tư này  thì việc quản lý giá thực hiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.”

Tuy nhiên, hiện nay các văn bản trên đã hết hiệu lực. Các tài sản phải thẩm định giá được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định về Tài sản thẩm định giá: “Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Theo đó, quy định hiện hành về tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá được thống nhất giữa Luật Giá với các luật chuyên ngành có liên quan.

Các bạn tham khảo thêm:

- Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định 52/2009/NĐ-CP, Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC; trong đó quy định rõ các trường hợp phải thẩm định giá khi mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước và các trường hợp khác.

* Đối với nội dung mua sắm tài sản nhà nước:
- Tại khoản 3 Điều 14 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quy định: “Việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo trình tự, thủ tục do pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan quy định.”
- Tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Nghị định 52 quy định về mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung: “Thực hiện việc mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước.”.
- Tại khoản 6 Điều 10 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ: “Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).”
- Như vậy đối với việc mua sắm tài sản nhà nước, các bạn tham khảo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân./.

* Đối với tài sản thi hành án: được quy định tại Điều 98 về định giá tài sản kê biên và Điều 99 về định giá lại tài sản kê biên Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH 12.

* Đối với tài sản vi phạm hành chính: được quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 về Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.

* Đối với tài sản thanh lý: được quy định tại khoản 1 Điều 22 về bán đấu giá tài sản nhà nước và khoản 1 Điều 23 về bán chỉ định tài sản nhà nước Nghị định 52/2009 (đối với tài sản nhà nước quản lý); Điều 122 về định giá tài sản và Điều 123 về định giá lại tài sản Luật phá sản số 51/2014/QH13 (đối với tài sản của doanh nghiệp phá sản).

* Xác định giá đất cụ thể để bồi thường, giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 17 Nghị định số 44/2014 về lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể.

* Đối với các tài sản tranh chấp: việc thẩm định giá tài sản được quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13.

Các bạn có thể tham khảo thêm các văn bản pháp luật tại đây

Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định Việt Nam (VVI) là một trong những công ty thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và đã dần khẳng định được năng lực của mình. Với tiêu chí hoạt động "Kết nối thành công - Phát triển bền vững", VVI tự tin sẽ là một mắt xích quan trọng trong việc đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0936 740 787
Chia sẻ bài viết

Support 24/7

Mr Hải
0936 057 636
Mr Thắng
0936 740 787